Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

| Điện thoại: 02433760583 - Email: c3lytutan@hanoiedu.vn
banner_truong_ly_tu_tan_2024_web
Cấu hình chữ chạy để sử dụng chức năng này

BÀI VIẾT TỔ SỬ - ĐỊA - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN ‘‘LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM”

Ngày cập nhật: 31-08-2016
Lượt xem: 608

Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kì nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên.

          Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn “Lấy học sinh làm trung tâm” đã được ngành Giáo dục và nhà trường đặt ra từ những năm học trước với sự thay đổi cơ bản là không hướng sự tập trung vào người dạy mà hướng sự tập trung vào người học.  Thay đổi từ cách nghiên cứu bài học, vị trí đứng dự giờ, cách chia sẻ giờ dạy sau khi dự xong, ….  Năm học 2013 - 2014, cùng với việc tiếp tục tích cực đổi mới phương pháp dạy học, công tác sinh hoạt chuyên môn “Lấy học sinh làm trung tâm” càng được chú trọng và đi sâu quan tâm tới người học  thông qua việc quan sát, phân tích việc học của học sinh (cá nhân, nhóm, cả lớp) khi dự giờ; qua cách suy ngẫm và chia sẻ sau khi dự giờ để giúp cho giáo viên tự rút ra được bài học, kinh nghiệm của mình để điều chỉnh cải thiện việc dạy học.
          Để tiếp tục thực hiện việc đổi mới SHCM, năm học 2014 – 2015 và những năm tiếp theo, tổ: Sử - Địa - GDCD trong nhà trường đã triển khai họp tổ với nội dung đổi mới SHCM “Lấy học sinh làm trung tâm” với trọng tâm là dự giờ, thảo luận tập trung vào việc học của HS; dự giờ để suy ngẫm, chia sẻ và học hỏi nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên khi tổ chức dạy học hàng ngày hoặc các đợt thao giảng như: Chào mừng ngày NGVN 20/11, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3,…. Điều khác biệt hơn so với sinh hoạt chuyên môn năm học trước  là  chú trọng vào việc quan sát học sinh. Nếu như trước khi dự giờ giáo viên tập trung quan sát xem học sinh chú ý học không? học sinh hào hứng  sôi nổi ở hoạt động nào? Em nào học chăm chú, em nào chưa chú ý học , … thì giờ đây kĩ năng quan sát của người dự giờ được nâng cao hơn, đó là thấy gì qua việc học của học sinh, cụ thể: Em học sinh nào? (có thể nêu tên, vị trí ngồi của học sinh); Thời điểm nào không chú ý? Biểu hiện như thế nào? (nét mặt, cử chỉ chân, tay , dáng điệu, …) Thể hiện điều gì?. Và để dễ cho việc minh chứng khi chia sẻ giờ dạy có thể có máy quay để ghi hình lớp học, nhóm, cá nhân học sinh. Người dự giờ cũng có thể quay hoặc chụp hình để có tư liệu cụ thể. Với phần chia sẻ sau giờ dạy người dự sẽ tập trung mô tả những điều quan sát qua thực tế học của học sinh. Từ việc mô tả những quan sát đó sẽ  thấy được vấn đề của học sinh  và cùng nhau đi tìm nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Nguyên nhân có thể do giáo viên, do nhận thức của học sinh, do nội dung bài học  hay do mối quan hệ lớp học, giữa thầy cô với học sinh, giữa học sinh với nhau, ...  Từ những nguyên nhân này sẽ tìm ra cách khắc phục và tự mỗi người dự sẽ rút ra bài học cho mình từ thực tế học của học sinh và áp dụng cho việc dạy học hàng ngày.

 

Tổ Sử - Địa – GDCD

Tổ trưởng: Trịnh Xuân Bình

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ TỬ TẤN

Địa chỉ : Mai Sao - Xã Nguyễn Trãi - Huyện Thường Tín - Hà Nội

Điện Thoại : 02433760583

Email : c3lytutan@hanoiedu.vn

Website: c3lytutan.edu.vn

Thống kê truy cập
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 32
Trong tuần: 285
Lượt truy cập: 246665
Website is designed at tnweb.vn